Quy chế chi tiêu nội bộ và sử dụng tài sản công trường THCS Nguyễn Trãi năm 2023.
Lượt xem:
PHÒNG GDĐT HUYỆN ĐẠI LỘCTRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Ái Nghĩa, ngày 01 tháng 01 năm 2023 |
QUY CHẾ
Chi tiêu nội bộ và sử dụng tài sản công Trường THCS Nguyễn Trãi năm 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /QĐ-THCSNT ngày 01/01/2023
của Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi)
PHẦN I.
QUI CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích xây dựng quy chế
- Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính từ nguồn kinh phí tự chủ được giao cho Trường THCS Nguyễn Trãi;
- Tạo quyền chủ động cho trường THCS Nguyễn Trãi trong khi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản công đúng mục đích tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong chi tiêu, phấn đấu tiết kiệm từ 5-10% nguồn kinh phí tự chủ để chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức.
Điều 2. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
- Không vượt quá chế độ, định mức tiêu chuẩn chi hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.
- Bảo đảm cho cơ quan và công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
- Mọi chi tiêu phải đảm bảo có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
- Thực hiện công khai minh bạch, dân chủ đảm bảo đúng chế độ và quyền lợi hợp pháp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Thực hiện công khai minh bạch, dân chủ đảm bảo đúng chế độ và quyền lợi hợp pháp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chế
- Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức;
- Quy chế được xây dựng trên cơ sở chế độ tiêu chuẩn định mức chi tài chính hiện hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; Căn cứ Nghị quyết 20/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh khóa IX, kỳ hợp thứ 5 quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; Căn cứ Nghị quyết 07B/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc, chế độ chi tổ chức đàm phán và chế độ tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Căn cứ Quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị áp dụng đối với cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh (khi có Quyết định hướng dẫn thực hiện của UBND tỉnh Quảng Nam thay thế Quyết định này thì quy chế sẽ được sửa đổi theo).
- 5. Căn cứ các văn bản hướng dẫn chế độ Tài chính hiện hành.
- 6. Căn cứ tình hình thực hiện qua các năm về chi tiêu và sử dụng tài sản tại cơ quan.
- 7. Căn cứ vào chương trình kế hoạch nhiệm vụ được giao trong năm 2023.
- 8. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách được giao thực hiện chế độ tự chủ.
- Căn cứ Nghị quyết Hội Nghị CBVC năm học 2022-2023;
Chương II.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
- CÁC KHOẢN THU CỦA HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tự chủ
- Kinh phí ngân sách nhà nước giao
– Ngân sách Nhà nước cấp theo khoán chi thường xuyên, tự chủ (mã nguồn 13): 8.863.342.000đ. Trong đó:
+ Chi cho con người: 8.446.342.000đ;
+ Chi hoạt động: 417.000.000đ.
– Ngân sách Nhà nước cấp không tự chủ (mã nguồn 12): 60.000.000đ; để mua ghế bàn làm việc các phòng hành chính)
- Các khoản phí được để lại theo chế độ quy định
Nguồn thu học phí: 1.400.350.000đ/năm học. Trong đó:
– 40% tạo nguồn cải cách tiền lương: 560.140.000 đồng
– 60% chi hoạt động: 840.210.000 đồng
- Các khoản thu khác: Thu hộ BHYT học sinh.
Nguồn BHYT trích lại để CSSKBĐ: BHYT trích lại số tiền 12 tháng từ tháng 1/2023-12/2023): chưa
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các nội dung chi thực hiện chế độ tự chủ
- Tiền lương;
- Tiền công;
- Phụ cấp lương;
- Các khoản đóng góp theo lương;
- Khen thưởng;
- Phúc lợi tập thể;
- Các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
- Các khoản thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước, vệ sinh môi trường…);
- Chi vật tư văn phòng (văn phòng phẩm; công cụ, dụng cụ văn phòng…);
- Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc (cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, sách, báo, tạp chí…);
- Chi hội nghị (tài liệu, thuê hội trường, nước uống…);
- Công tác phí (chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ…);
- Chi phí thuê mướn (thuê lao động trong nước; thuê mướn khác);
- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc; sửa chữa thường xuyên tài sản;
- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (mua vật tư, thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, các hội thi trong nhà trường và tham gia các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh, photocoppy …, …);
- Chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể;
- Các khoản chi hoạt động thường xuyên khác (các khoản phí và lệ phí, tiếp khách, khắc phục hậu quả thiên tai….).
- QUY ĐỊNH VỀ MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP
Điều 6. Định biên, biên chế lao động và sắp xếp tổ chức:
- Nguyên tắc đối với cán bộ, viên chức và người lao động:
– Cán bộ, viên chức và người lao động phải có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu công tác.
– Có phẩm chất đạo đức, tận tuỵ và có trách nhiệm với công việc được giao.
– Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, Quy chế chuyên môn, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị.
- Định mức biên chế và hợp đồng:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và số lao động đã được cấp trên giao, số lao động hiện tại như sau: Tổng số CBVC-NLĐ trong đơn vị: 65 người. Trong đó:
– Ban Giám hiệu: 03 người
– Giáo viên, nhân viên trong biên chế: 58 người
– Nhân viên hợp đồng (bảo vệ): 01 người
– Giáo viên dạy hợp đồng thỉnh giảng: 02 người
– Nhân viên hợp đồng y tế :01người
Điều 7: Qui định định mức các khoản chi
- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân
- a) Tiền lương, tiền công:
– Tiền lương: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức. Trường hợp nâng bậc lương theo định kỳ, chuyển đổi ngạch bậc phải kèm quyết định của cấp có thẩm quyền. Thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, và lực lượng vũ trang.
– Tiền lương của CBVC-NLĐ nghỉ ốm đau, thai sản: Do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả theo chế độ quy định.
– Tiền công của người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) của Nhà nước và của Bộ Tài chính.
– Giáo viên hợp đồng phân công giảng dạy theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 về ban hành giáo dục phổ thông và Thông tư 32/2018/BGD ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới.
- b) Phụ cấp chức vụ:
– Thực hiện theo Thông tư số 33/2005/TT-BGDĐT ngày 8/12/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.
– Khi có quyết định thôi không làm việc được hưởng phụ cấp chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ.
- c) Phụ cấp trách nhiệm:
– Thực hiện theo Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.
– Thực hiện theo Thông tư Liên tịch 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiên, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.
- d) Phụ cấp ưu đãi:
– Thực hiện theo Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ Tướng chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 của BGDĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
– Phụ cấp ưu đãi y tế: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2006 về việc thực hiện Quyết định số 276/2005/QĐ-TTG ngày 01/11/2006 của thủ tướng chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của nhà nước.
đ) Phụ cấp thâm niên nghề:
– Thực hiện theo Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 01/08/2021 về qui định chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
- e) Phụ cấp thâm niên vượt khung:
– Thực hiện theo Thông tư 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 về về hướng dẫn chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Phương thức và thời gian chi trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp hàng tháng: Chuyển trả 01 lần/tháng vào tài khoản cá nhân của CBVC, nhân viên, lao động hợp đồng; trong khoảng 10 ngày làm việc đầu tháng (không kể ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ, tết).
- g) Các khoản nộp theo quy định:
Căn cứ quỹ tiền lương hàng tháng, kế toán lập hồ sơ chuyển các khoản đóng góp: 17,5% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN, 2% KPCĐ. Khấu trừ vào lương theo quy định 8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN (trừ Hiệu trưởng không đóng BHTN).
– Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gồm:
+ Cán bộ, viên chức;
+ Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn,
– Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
– Mức trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn: Thực hiện theo quy định của Nhà nước.
– Quy trình, hồ sơ, thủ tục thực hiện đối với các khoản bảo hiểm xã hội trả thay lương (nghỉ ốm, nghỉ thai sản): Thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội số 45/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn hiện hành hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) của Nhà nước.
Chậm nhất trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, CBVC-NLĐ có trách nhiệm gửi hồ sơ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
– Đối với chế độ thai sản:
+ Giấy đề nghị thanh toán;
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh (bản sao hoặc bản sao có công chứng) hoặc trích lục giấy khai sinh của con;
+ Giấy chứng nhận phẫu thuật (trong trường hợp đẻ mổ) của người mẹ.
– Đối với trường hợp nghỉ do ốm đau, khám thai, hút thai: Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:
+ Giấy đề nghị thanh toán;
+ Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao chứng thực) đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định do cơ sở khám chữa bệnh cấp. Trường hợp CBVC-NLĐ mắc bệnh dài ngày ngoài thời gian điều trị nội trú còn có thời gian điều trị ngoại trú: Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc biên bản hội chẩn (bản sao) thể hiện thời gian nghỉ việc để điều trị;
Trường hợp nghỉ chăm sóc con ốm: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao chứng thực) hoặc sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- i) Chi làm thêm giờ:
* Chi trả tăng giờ cho cán bộ, viên chức, người lao động:
Căn cứ Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 thông qua ngày 20/11/2019 và thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 08/2005/TTLT/BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức; cách thanh toán làm thêm giờ cụ thể như sau:
+ Vào ngày thường bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hằng tuần bằng 200%;
+ Vào ngày nghỉ lễ, tết bằng 300%
Cán bộ, viên chức, người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ phải được Thủ trưởng đơn vị bố trí nghỉ bù theo quy định. Trường hợp không bố trí được nghỉ bù thì được thanh toán tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ; trước khi thực hiện phải có ý kiến phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị để đảm bảo số giờ làm thêm trong năm của mỗi cán bộ, viên chức và người lao động không được vượt quá 200 giờ/năm/người
* Chi trả tăng giờ đối với giáo viên:
– Chi tiền tăng giờ cho giáo viên biên chế dạy thêm do thiếu giáo viên, mức chi tăng giờ bằng mức chi 01 giờ cho giáo viên dạy thỉnh giảng là: 58.700 đồng/1tiết.
– Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng phân công lao động hợp lý, không để xảy ra trường hợp bất hợp lý trong phân công lao động; các trường hợp làm phát sinh tăng thay giờ do phân công lao động không hợp lý sẽ không được duyệt chi.
– Tiền tăng giờ cho CBVC-NLĐ nghỉ ốm, nghỉ thai sản đơn vị tự cân đối chi trả bằng mức chi 1 giờ của giáo viên dạy thỉnh giảng, không vượt mức 58.700 đồng/1 tiết.
– Hồ sơ tăng, thay giờ: Giấy báo làm thêm giờ từng cá nhân, các chứng từ ốm đau, công tác kèm theo. Hồ sơ phải được tổ chuyên môn và P.Hiệu trưởng chuyên môn duyệt xác nhận và nộp về bộ phận tài vụ tổng hợp trình Hiệu trưởng duyệt.
- k) Chi chế độ dạy thực hành thể dục ngoài trời:
Chi trả chế độ dạy thực hành ngoài trời đối với giáo viên thể dục biên chế: Thực hiện theo Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao (Chế độ bồi dưỡng được chi trả bằng tiền và được tính bằng 1% mức lương tối thiểu chung cho 1 tiết giảng thực hành).
- l) Khen thưởng cá nhân CBVC-NLĐ và tập thể tổ:
– Viên chức, viên chức và người lao động tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh dự các kỳ thi, hội thi, cuộc thi cấp huyện (đạt giải toàn đoàn, giải đồng đội và cá nhân từ giải khuyến khích trở lên) được tặng giấy khen và mức thưởng như sau:
+ Đạt giải toàn đoàn: Giải Nhất không quá 500.000đ/giải; giải Nhì không quá 400.000đ/giải; giải Ba không quá 300.000đ; Giải KK không quá 200.000đ/giải
+ Đạt giải đồng đội: Giải Nhất không quá 400.000đ/giải; giải Nhì không quá 300.000đ/giải; giải Ba không quá 200.000đ; Giải KK không quá 100.000đ/giải
+ Đạt giải cá nhân: Giải Nhất không quá 200.000đ/giải; giải Nhì không quá 150.000đ/giải; giải Ba không quá 100.000đ/giải; giải KK không quá 50.000đ/giải.
– Viên chức và người lao động tham gia các kỳ thi, hội thi, cuộc thi do nhà trường tổ chức và đạt giải cá nhân (từ giải khuyến khích trở lên) được tặng giấy chứng nhận hoặc giấy khen và mức thưởng như sau: Giải Nhất không quá 200.000đ/giải; giải Nhì không quá 150.000đ/giải; giải Ba không quá 100.000đ/giải; giải KK không quá 50.000đ/giải.
– Viên chức và người lao động tham gia các kỳ thi, hội thi, cuộc thi do cấp huyện (Phòng GDĐT) tổ chức và đạt giải cá nhân (từ giải khuyến khích trở lên) được tặng giấy chứng nhận hoặc giấy khen và mức thưởng như sau: Giải Nhất không quá 250.000đ/giải; giải Nhì không quá 200.000đ/giải; giải Ba không quá 150.000đ/giải; giải KK không quá 100.000đ/giải.
– Nhà trường tự xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để viên chức và người lao động tham gia các kỳ thi, hội thi, cuộc thi do cấp tỉnh (Sở GDĐT) tổ chức và đạt giải cá nhân (từ giải khuyến khích trở lên) được tặng giấy chứng nhận hoặc giấy khen và mức thưởng như sau: Giải Nhất không quá 400.000đ/giải; giải Nhì không quá 300.000đ/giải; giải Ba không quá 200.000đ/giải; giải KK không quá 150.000đ/giải.
– Nhà trường tự xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để viên chức và người lao động tham gia các kỳ thi, hội thi, cuộc thi do cấp quốc gia (Bộ GDĐT) tổ chức và đạt giải cá nhân (từ giải khuyến khích trở lên) được tặng giấy chứng nhận hoặc giấy khen và mức thưởng như sau: Giải Nhất không quá 500.000đ/giải; giải Nhì không quá 400.000đ/giải; giải Ba không quá 300.000đ/giải; giải KK không quá 200.000đ/giải.
– Tập thể tổ đạt danh hiệu Lao động xuất sắc: 300.000đ/tập thể.
* Lưu ý: Nếu các kỳ thi, hội thi, cuộc thi của cấp huyện, tỉnh và quốc gia đã thưởng thì nhà trường không thưởng. Tất cả các nội dung trên được tổ chức tuyên dương và khen thưởng trong buổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm.
- m) Khen thưởng cá nhân học sinh và tập thể lớp:
– Học sinh đạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi, hội thi, các hoạt động Đội, NGLL cấp trường được định mức khen thưởng theo kế hoạch tổ chức, cụ thể như sau: giải cá nhân được thưởng không quá 12 quyển vở/giải, giải tập thể không quá 120.000đ/giải;
– Học sinh đạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi, hội thi, các hoạt động Đội, NGLL cấp huyện được định mức cụ thể như sau: giải cá nhân không quá 20 quyển vở/giải, giải tập thể không quá 150.000đ/giải;
– Học sinh đạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi, hội thi, các hoạt động Đội, NGLL cấp tỉnh được định mức cụ thể như sau: giải cá nhân không quá 30 quyển vở/giải, giải tập thể không quá 200.000đ/giải;
– Học sinh đạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi, hội thi, các hoạt động Đội, NGLL cấp quốc gia được định mức cụ thể như sau: giải cá nhân không quá 40 quyển vở/giải, giải tập thể không quá 300.000đ/giải;
– Khen thưởng học sinh vào cuối năm học, cụ thể như sau: học sinh tiến tiến (lớp 8-9) không quá 8 quyển vở/phần thưởng; học sinh giỏi (lớp 6-7-8-9) không quá 12 quyển vở/phần thưởng; học sinh xuất sắc (lớp 6-7) không quá 15 quyển vở/phần thưởng; học sinh xuất sắc nhất lớp không quá 25 quyển vở/phần thưởng; sinh xuất sắc nhất khối mỗi phần thưởng không quá 30 quyển vở và 200.000đ.
– Khen thưởng tập thể lớp đạt danh hiệu “Lớp xuất sắc” không quá 200.000đ/tập thể. Số lượng tập thể lớp được khen thưởng không quá 50% tổng số lớp đạt danh hiệu “Lớp xuất sắc”.
* Lưu ý: Nếu các kỳ thi, hội thi, cuộc thi, các hoạt động Đội, NGLL của cấp huyện, tỉnh và quốc gia đã thưởng thì nhà trường không thưởng. Tất cả các nội dung khen thưởng nêu trên sẽ được tuyên dương khen thưởng vào Lễ Bế giảng năm học.
- n) Bồi dưỡng học sinh tham gia các kỳ thi, cuộc thi, hội thi các cấp:
Học sinh tham gia các kỳ thi, cuộc thi, hội thi cấp tỉnh, cấp quốc do cấp dẫn đoàn thì nhà chỉ hỗ trợ thêm cụ thể như sau:
– Học sinh có tên trong danh sách được tham gia bồi dưỡng thi cấp tỉnh được hỗ trợ không quá 100.000đ/em/lần; được chọn vào đội tuyển chính thức tham gia dự thi cấp tỉnh được hỗ trợ không quá 200.000đ/em/lần
– Học sinh có tên trong danh sách được tham gia bồi dưỡng thi cấp quốc gia được hỗ trợ không quá 200.000đ/em/lần; được chọn vào đội tuyển chính thức tham gia dự thi cấp tỉnh được hỗ trợ không quá 500.000đ/em/lần
Các khoản chi trên được nhà trường thanh quyết toán bằng cách lập danh sách và cho học sinh ký nhận tiền mặt.
- Chi tiền nước uống cho Hội đồng: Mỗi tháng không quá 200.000 đồng
- Chi hỗ trợ các tổ chức chính trị, đoàn thể trong đơn vị:
Các tổ chức chính trị, đoàn thể chải có kế hoạch và dự toán kinh phí cụ thể hợp lý, tiết kiệm, cụ thể chi hỗ trợ như sau:
– Đại hội Chi bộ: Không quá 1.000.000đ;
– Đại hội Công đoàn: Không quá 1.000.000đ;
– Các hoạt động của Chi đoàn (Đoàn Thanh niên) trong một năm không quá 500.000đ;
– Đại hội Liên đội: Không quá 500.000đ.
- Các khoản chi quản lý hành chính:
- Thanh toán dịch vụ công cộng (mục 6500)
1.1. Tiền điện thắp sáng: Chi trả theo hóa đơn thực tế thanh toán.
1.2. Tiền nước: Được chi theo thực tế sử dụng trên tinh thần triệt để tiết kiệm.
1.3. Thanh toán tiền nhiên liệu:
Nếu vì nhu cầu bức bách cần phải mua xăng để chạy máy nổ, máy cắt cỏ phục vụ cho các hoạt động của nhà trường thì Hiệu trưởng quyết định theo quy định sử dụng máy nổ thì chi trả thực tế theo lượng nhiên liệu đã sử dụng. Mức chi không quá 1.500.000 đồng/năm.
1.4. Thanh toán tiền vệ sinh môi trường: Chi theo quy định, nếu địa phương có quy định thu gom rác thải. Chi cho xử lý VSMT: Như hút hầm cầu, xử lý men vi sinh cho hầm cầu, vệ sinh sân trường v.v… theo thực tế phát sinh (nếu có).
* Riêng tiền điện thắp sáng, tiền nước sạch, vệ sinh môi trường thanh toán bằng chuyển khoản qua kho bạc.
1.5. Chi sử dụng điện thoại, internet, báo chí
– Thanh toán cước thuê bao điện thoại, internet hằng tháng theo gói cước hợp đồng đã ký.
– Bộ phận sách-thiết bị chỉ được đặt các loại báo như: Tạp chí Giáo dục thời đại, báo nhân dân. Các loại báo trên đặt theo quý và thanh toán bằng tiền mặt. Chứng từ thanh toán gồm hóa đơn VAT, bảng kê. Ngoài các loại trên bộ phận sách-thiết bị phải có kế hoạch bổ sung các loại sách, tạp chí theo nhu cầu của các bộ phận chuyên môn gửi kế toán để tham mưu Hiệu trưởng duyệt mua.
- Vật tư văn phòng (VTVP) và văn phòng phẩm (VPP):
2.1. Văn phòng phẩm văn phòng:
– Là vật tư dùng cho văn phòng, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn của các bộ phận trong đơn vị.
– Việc chi Văn phòng phẩm căn cứ vào mức khoán của Hiệu trưởng nhưng không quá 10.000.000đ/năm hoặc quyết định mua thêm văn phòng phẩm trong những trường hợp khác theo công việc phát sinh trong năm như kiểm định, trường chuẩn quốc gia… VPP được sử dụng cho công việc chung, không phục vụ cho cá nhân. Có danh sách cấp phát và chữ ký của người sử dụng để tiện quản lý định mức, chống lãng phí.
2.2. Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng:
– Căn cứ phát sinh thực tế mua sắm hàng năm của từng bộ phận. Hiệu trưởng quyết định duyệt cho mua sắm công cụ, dụng cụ, duyệt chi và cấp phát cho từng cá nhân hay bộ phận được phân công trên cơ sở để phục vụ cho công tác hoạt động đơn vị.
– Cơ sở cấp phát: Các bộ phận chuyên môn có nhu cầu sử dụng lập tờ trình đề nghị mua sắm. Sau khi mua có mở sổ theo dõi tài sản công cụ, dụng cụ lâu bền. Người được cấp công cụ, dụng cụ có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích chung. Không sử dụng tài sản của nhà trường cho công việc riêng cá nhân.
– Căn cứ chi: Hóa đơn chứng từ mua sắm hợp lệ, hợp pháp, đúng thủ tục.
2.3. Chi mua vật tư văn phòng khác:
– VTVP khác: Cấp sử dụng theo đề nghị của các bộ phận, cá nhân trên tinh thần tiết kiệm, có định mức, có nhu cầu chính đáng và HT duyệt cấp, duyệt chi.
– VPP dành cho tổ Văn phòng, từng bộ phận công tác có kế hoạch báo cáo nhu cầu cho phù hợp với công việc qua tổ Văn phòng xem xét theo học kỳ và trình Hiệu trưởng duyệt mua. Tổ Văn phòng phải có sổ theo dõi cấp VPP, CCDC đã mua cho các bộ phận.
– Các bộ phận mua sắm sửa chữa CCDC, trang thiết bị, vật tư phải có kế hoạch và dự trù kinh phí để kế toán tham mưu cho Hiệu trưởng duyệt.
- Thanh toán thông tin tuyên truyền:
3.1. Cước điện thoại trong nước:
Trên cơ sở phải tiết kiệm, gọi cho những việc công, không gọi việc riêng. Mức chi không quá 260.000 đ/tháng trả theo hình thức chuyển khoản tại kho bạc.
3.2. Tuyên truyền: bảng hiệu pano áp phít, băng rôn theo yêu cầu cấp trên và các bộ phận đề nghị tuyên truyền theo chủ đề. Mức chi thực tế theo hóa đơn.
3.3. Thanh toán tiền sách, báo, tạp chí thư viện:
Thanh toán theo thực tế, số lượng được đặt theo quy định;
3.4. Mạng Internet, thư điện tử; Mạng Internet, dịch vụ thư điện tử trường sẽ trả theo hợp đồng thuê bao hằng năm với nhà cung cấp.
- Hội nghị:
Căn cứ Nghị Quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam “Về việc triển khai thực hiện quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh
4.1. Nhà trường chỉ tổ chức hội nghị trong các trường hợp như sau:
- a) Khai giảng, tổng kết, sơ kết (Năm học, giai đoạn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục), Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học, hội nghị 20/11 hàng năm…;
- b) Hội nghị chuyên môn cần thiết có liên quan đến người ngoài cơ quan (kể cả cơ quan chủ quản cấp trên);
4.2. Thời gian tổ chức Hội nghị: Không quá 2 ngày làm việc;
Các Hội nghị do trường tổ chức được tính vào thời gian nghỉ tham gia các hoạt động khác theo biên chế của Bộ Giáo dục- Đào tạo;
4.3. Mức chi hội nghị:
- a) Tiền thuê hội trường; âm thanh, thuê ráp dù, mái che, thuê máy chiếu; trang thiết bị khác trực tiếp phục vụ hội nghị (nếu có): số tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.500.000 đồng/1 lần tổ chức
- b) Tiền nước uống giữa giờ trong hội nghị: không quá 20.000 đ/buổi/người và không quá 40.000 đ/ngày/người.
- c) Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ và phương tiện đi lại cho đại biểu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp: Tiền ăn hỗ trợ 100.000 đồng/người/ngày; Không chi tiền thuê chỗ nghỉ.
- d) Chi bù tiền ăn của đại biểu không hưởng lương nhà nước:
Nếu tổ chức ăn chung, nhà trường chi hỗ trợ tối đa không quá 100.000đ/người/ngày. Trường hợp này phải có quyết định của Hiệu trưởng;
- e) Tiền trang trí, hoa tươi, văn phòng phẩm phục vụ hội nghị: tùy theo tình hình thực tế để chi; Mức chi từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ
- g) Chi bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên:
– Trong trường hợp mời người ngoài cơ quan đến báo cáo cho học sinh và giáo viên, nhà trường chi tiền với số tiền không quá 300.000 đồng/người/ ngày
– BCV của trường: mức chi bồi dưỡng từ 100.000đ-200.000/người/ ngày
- Công tác phí: (Mục 6700)
Căn cứ Nghị quyết số 20/2017NQ – HĐND tỉnh Quảng Nam ngày 19 tháng 7 năm 2017 “Quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh”.
5.1. Thanh toán tiền công tác phí theo tháng:
Trường THCS Nguyễn Trãi thống nhất chi theo mức khoán, không thanh toán theo hóa đơn. Khoán công tác phí cho CBVC trong biên chế đi công tác thường xuyên trong phạm vi huyện Đại Lộc, chi khoán bình quân cho cả năm 12 tháng được quy định cụ thể như sau:
– Hiệu trưởng: | 500.000 | đồng/tháng |
– P Hiệu trưởng: | 450.000 | đồng/tháng |
– Kế toán: | 500.000 | đồng/tháng |
– Văn thư | 450.000 | đồng/tháng |
– Tổng phụ trách: | 300.000 | đồng/tháng |
– Y tế | 200.000 | đồng/tháng |
– Thư viện – thủ quỹ | 350.000 | đồng/tháng |
– Thiết bị: | 150.000 | đồng/tháng |
5.2. Thanh toán cho CBVC-NLĐ đi công tác ngoài huyện
* Công tác phí ngoài huyện (trong tỉnh):
Điều kiện chi trả: CBVC-NLĐ đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên được thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện đi công tác.
* Lưu ý: Các trường hợp CBVC-NLĐ được triệu tập, điều động (đại diện cho Phòng GDĐT, huyện, tỉnh) tham gia các công việc, tập huấn cốt cán….để tập huấn lại cho các đơn vị thì nhà trường không chịu trách nhiệm chi công tác phí.
* Tiền tàu, xe:
– Theo hình thức khoán:
+ Đi công tác khu vực các huyện: Tam Kỳ, Núi Thành, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, mức chi 150.000 đồng/người/ lượt đi và về.
+ Đi đi công tác khu vực các huyện còn lại mức chi từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/người/ lượt đi và về
– Thanh toán theo hóa đơn:
Chi theo giá vé tàu, vé xe thực tế.
Đối với cán bộ được cử đi công tác được thanh toán tiền phương tiện đi lại bao gồm: tiền thuê phương tiện chiều đi chiều về từ nhà đến ga tàu, bến xe. Được thanh toán, vé tàu, vé xe ô tô từ cơ quan đến nơi công tác (cả 2 chiều).
+ Chứng từ và mức thanh toán: vé tàu, vé xe, hóa đơn.
* Phụ cấp lưu trú:
+ Đi công tác tại thành phố Tam Kỳ, Núi Thành, Hội An, nếu đi và về trong ngày được thanh toán: 100.000 đồng/người/ngày,
+Đi công tác Đông Giang, Tây Giang, Tiên Phước, Phú Ninh, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, nếu đi và về trong ngày được thanh toán: 80.000 đồng/người/ngày,
+ Đi công tác các huyện còn lại mức chi lưu trú: 70.000đồng/người/ngày
*Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
– Mức chi theo hình thức khoán:
+ Công tác tại thành phố Tam Kỳ, Hội An: Mức khoán không quá 200.000 đồng/người/1 đêm.
+ Công tác tại các vùng còn lại trong tỉnh: Mức khoán không quá 150.000 đồng/người/1 đêm.
– Chi theo hóa đơn thực tế:
Chi theo hóa đơn thực tế nhưng không quá 300.000 đồng/người/đêm
* Công tác phí ngoài Tỉnh:
* Thanh toán tiền tàu, xe:
– Theo hình thức khoán:
+ Đi công tác đến Thành phố Đà Nẵng, mức chi 150.000 đồng/người/lượt đi và về.
+ Đi công tác tại các tỉnh lân cận, mức chi căn cứ vào hóa đơn tàu xe nơi đến công tác.
Đối với cán bộ được cử đi công tác được thanh toán tiền phương tiện đi lại bao gồm: tiền thuê phương tiện chiều đi chiều về từ nhà đến, ga tàu, bến xe. Được thanh toán, vé tàu, vé xe ô tô từ cơ quan đến nơi công tác (cả 2 chiều).
+ Chứng từ và mức thanh toán: vé tàu, vé xe, hóa đơn.
+ Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ, căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao Hiệu trưởng xem xét duyệt cho cán bộ giáo viên được thanh toán tiền phương tiện đi công tác bằng phương tiện máy bay, tàu hỏa, xe ô tô hoặc phương tiện thô sơ đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
* Phụ cấp lưu trú:
Đi công tác ngoài tỉnh về trong ngày được thanh toán: 150.000 đồng/người/ngày.
*Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
– Mức chi theo hình thức khoán:
+ Các đối tượng CBVC-NLĐ và người lao động còn lại đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại 1 thuộc tỉnh: Mức khoán không quá 400.000 đồng/người/đêm.
+ Công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh: Mức khoán không quá 300.000 đồng/người/đêm.
+ Công tác tại các vùng còn lại: Mức khoán không quá 250.000 đồng/ người/đêm
– Chi theo hóa đơn thực tế:
+ Đi công tác tại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: Cán bộ, viên chức và người lao động được thanh toán mức giá thuê phòng nghỉ là 900.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
+ Đi công tác tại các vùng còn lại: Cán bộ, viên chức và người lao động được thanh toán mức giá thuê phòng nghỉ là 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới, thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng).
5.3. Điều kiện để được thanh toán công tác phí: Người được thanh toán công tác phí phải có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
- b) Được cấp trên cử đi công tác (Bằng văn bản):
- c) Có đủ hồ sơ thanh toán.
- d) Nộp đúng thời gian quy định: Đi công tác tháng nào, nộp hồ sơ thanh toán về trường vào tháng sau đó (trước ngày 30 tháng sau).
5.4. Trường hợp không được thanh toán:
- a) Hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ;
- b) Nộp hồ sơ không đúng thời gian quy định;
- c) Các trường hợp không được thanh toán công tác phí gồm:
+ Thời gian điều trị tại cơ sở y tế; nhà điều dưỡng, dưỡng sức;
+ Thời gian học tập ở trường lớp dài hạn hoặc ngắn hạn được hưởng chế độ cán bộ đi học hoặc đi học tự túc nhằm nâng cao trình độ, chuẩn hóa, trên chuẩn, những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;
+ Tham gia học chính trị, các lớp học cảm tình Đảng, bồi dưỡng chính trị…;
- Chi thuê mướn:
6.1. Dọn dẹp phòng kho, cây xanh, vệ sinh sân bãi, mương cống, và các công việc khác, được tiến hành hợp đồng người làm giá cả ngày công được tính theo mức thực tế công việc thực hiện. Chi thuê mướn dọn vệ sinh cho công trình phụ của học sinh, giáo viên không quá 1.500.000đ/tháng.
6.2. Thuê phương tiện vận chuyển: Chi theo thực tế phát sinh. Có chứng từ hợp lệ Hiệu trưởng duyệt chi.
6.3. Thuê nhân công lao động: Chi theo thực tế phát sinh. Có chứng từ hợp lệ Hiệu trưởng duyệt chi.
6.4. Chi phí Thuê mướn khác: Chi theo thực tế phát sinh. Có chứng từ hợp lệ. Hiệu trưởng duyệt chi.
- Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở từ kinh phí thường xuyên (Mục 6900)
7.1. Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên (Mục 6900)
Thực hiện theo Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Quyết định phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Nam.
Căn cứ Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 của UBND Tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Quy định về thực hiện, bão dưỡng sữa chữa trụ sở nhà làm việc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Tài sản của nhà trường mọi thành viên trong hội đồng phải có trách nhiệm bảo quản, tránh hư hỏng, mất mác. Trường hợp hư hỏng do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân phải bồi thường sửa chữa, nguyên nhân khách quan thì bộ phận kế toán, thiết bị và người sử dụng trực tiếp đề nghị và lập dự toán sửa chữa. Tài sản có giá trị lớn như trang thiết bị kĩ thuật chuyên dụng, máy tính, nhà cửa, công trình, đường điện, các tài sản cố định và công trình hạ tầng cơ sở khác tuỳ thuộc vào sự hư hỏng của từng tài sản mà Hiệu trưởng thành lập hội đồng đánh giá rồi mới tiến hành sửa chữa và thanh toán theo thực tế sửa chữa.
Trường hợp đặc biệt thì Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của người quản lý trực tiếp và Hội đồng mua sắm, sửa chữa tài sản.
– Các tài sản thường xuyên sửa chữa: Máy photocoppy, máy vi tính, máy in, đường điện, cấp thoát nước, bàn ghế, thiết bị văn phòng…
7.2. Mua sắm Tài sản dùng cho công tác chuyên môn (mục 6950):
Việc mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị thực hiện đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phương thức tổ chức thực hiện theo quy định tại các văn bản: Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị; Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế xã hội-nghề nghiệp;
Thực hiện mua sắm các tài sản thiết yếu và thực sự có nhu cầu, đồng thời phải đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức qui định của nhà nước và phải có kế hoạch mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Kinh phí hằng năm từ nguồn Ngân sách Nhà nước dùng để mua sắm mới và tăng cường thiết bị bảo vệ CSVC…
- Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn (Mục 6950):
8.1 Mua tài sản và thiết bị văn phòng:
– Thực hiện theo TT số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của Bộ tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập và quyết định số 2070/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam về việc lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
– Trước khi mua sắm tài sản hoặc TBVP nhà trường, Hiệu trưởng cử người liên hệ báo giá, nếu tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu phải có 03 báo giá Hiệu trưởng tổ chức họp Hội đồng mua sắm, xét thầu của nhà trường để xét chọn báo giá và ra quyết định chỉ định thầu đồng thời tiến hành (dùng mẫu hợp đồng kinh tế và nghiệm thu-thanh lý hợp đồng kinh tế hiện hành). Sau khi bên B thực hiện xong các điều đã ký kết trong hợp đồng, đôi bên tiến hành tổ chức nghiệm thu và thanh toán (khi thanh toán phải kèm theo hóa đơn đỏ của BTC).
– Nếu mua sắm tài sản trên 100 triệu làm tờ trình xin chủ trương của UBND huyện đồng ý thì mới tiến hành hợp đồng mua sắm.
– Về hợp đồng xây dựng CSVC: Tiền vật liệu và nhân công phải thanh toán bằng hóa đơn đỏ của BTC; Vật tư, vật liệu thi công giao bên nhận thi công tự lo và Nhà trường cần phải kiểm tra chất lượng, mẫu mã… khi bên B tập kết vật liệu công trình trước khi thi công. (Hồ sơ theo qui trình, đúng theo nguyên tắc tài chính)
– Tất cả việc mua sắm sửa chữa thực hiện thanh toán theo hình thức: Chuyển khoản. Hạn chế chi bằng tiền mặt
- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn cho từng ngành: (Mục 7000)
9.1. Chi mua hàng hoá vật tư dùng cho chuyên môn: Mua hàng hóa vật tư dùng cho chuyên môn thật cần thiết phục vụ cho giảng dạy, công tác chuyên môn nghiệp vụ. Cần có kế hoạch phô tô, và phải có danh sách ký xác nhận của từng bộ phận hoặc chữ ký của người nhận các tài liệu phôtô. Chi theo thực tế sử dụng trên tinh thần triệt để tiết kiệm. Dự chi từ 2.500.000 đ đến 3.000.000 đ/tháng
9.2. Chế độ trang phục cho giáo viên thể dục:
Thực hiện theo Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao.
– Giáo viên dạy thể dục chuyên trách chỉ chi từ 1.420.000đ /người/năm (mua 02 bộ quần áo thể thao dài tay/năm học, 02 đôi giày thể thao/năm học, 04 đôi tất thể thao/năm học, 04 áo thể thao ngắn tay/năm học).
* Chi phí hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành:
– Chi hợp đồng giáo viên theo Nghị quyết số 102/NQ-CP và thỉnh giảng: Việc phân công giảng dạy và kiêm nhiệm theo Quyết đinh 16/2006/QĐ-BGD ngày 5/5/2006 về quyết định ban hành chương trình giáo dục phổ thông và Thông tư 28/ 2009/TT-BGDDT ngày 21/10/2009 về ban hành qui định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
– Mức chi trả thực hiện theo Công văn số 4299/UBND-VP ngày 06/10/2022 của UBND huyện Đại Lộc về việc hướng dẫn chi trả mức lương hợp đồng từ năm học 2022-2023 đã được UBND huyện thống nhất, mức chi trả 4.860.000 đồng (Bốn triệu tám trăm sáu mươi ngàn đồng y), bao gồm: Lương tối thiểu vùng: 4.000.000 đồng/tháng + BHXH, YT, BHTN với số tiền 860.000đ.
- Chi khác cho hoạt động chuyên môn và dạy học (7049):
10.1. Mua in ấn, sổ sách, đồ dung, vật tư phục vụ chuyên môn ngành: Bao gồm in ấn chỉ, sổ sách chuyên môn và các dụng cụ phục vụ giáo viên, học sinh. Chi theo chứng từ thực tế và kế hoạch mua sắm.
10.2. Tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, hội thi, hội khỏe phù đổng, TDTT, Thuyết trình văn học, văn nghệ, sinh hoạt chính trị xã hội, các hoạt động khác của cấp trường được thực hiện theo kế hoạch, kinh phí tổ chức phù hợp với quy mô tổ chức có khen thưởng cho học sinh, giáo viên. tùy theo thực tế của cuộc thi được tổ chức PHT lập kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt nhưng mức chi từ 1.000.000 – 2.000.000 đ/1 lần. Trong kinh phí đó mức bồi dưỡng Ban giám khảo, thư ký, trọng tài, tổ phục vụ: từ 50.000-100.000đ/người/ l ngày
10.3. CBVC-NLĐ tham gia kỳ thi, cuộc thi, hội thi các cấp tổ chức, nhà trường hỗ trợ cho CBVC-NLĐ với mức sau:
– Cấp huyện: 150.000đ/người/đợt thi;
– Cấp tỉnh: 300.000đ/người/đợt thi.
10.4. Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa, chuyên môn được định mức như sau:
– SH CLB tiếng Anh: 250.000đ/lần
– Cấp trường: 250.000đ/cđ
– Cấp cụm: 350.000đ/cđ
– Ngoại khóa: 350.000đ/cđ
– Cấp huyện: 700.000đ/cđ
Quy chế chi cho hoạt động CM: Chi phí tổ chức các hội thi và sinh hoạt chuyên đề các cấp gồm bồi dưỡng báo báo, viết bài, trang trí, VPP, khen thưởng, nước uống, bồi dưỡng BGK…Mỗi khâu tổ chức đều phải có kế hoạch tổ chức kèm theo. Các hội thi từ cấp huyện trở lên phải có văn bản của cấp trên liên quan. Chứng từ khi thanh toán phải đảm bảo nguyên tắc về chế độ tài chính hiện hành.
Ngoài ra, báo cáo viên các chuyên đề liên quan đến phổ biến kiến thức cần thiết cho toàn thể CBVC và được HT bố trí thời gian, địa điểm để báo cáo thì được bồi dưỡng từ 200.000 – 300.000đ/lần báo cáo;
10.5. Công tác thanh tra, kiểm tra: Căn cứ thông báo, công văn về thanh tra, kiểm tra để lập kế hoạch chi phù hợp với tình hình thực tế công việc.
10.6. Mỗi học sinh tham gia tập luyện để dự thi các phong trào học tập, ngoài giờ lên lớp, hội khỏe phù đổng được thanh toán tiền nước uống 10.000đ/ ngày; Mỗi học sinh đi thi thì được hỗ trợ tiền ăn: từ 60.000 đ đến 80.000 đ/ngày (Trong đó tiền nước uống: 10.000đ, tiền ăn từ 50.000 đ đến 70.000 đ cho 3 bữa ăn (Sáng+trưa+tối) nếu như thi cả ngày; nếu thi một buổi thì hỗ trợ 40.000 đồng /người. Số tiền thanh toán tính trên cơ sở số ngày thực tế tham gia. Tiền chụp ảnh chi học sinh dự thi là 20.000đ/lần. Tiền ăn, nước uống, tiền chụp ảnh cho học sinh thì cấp cho học sinh ký nhận theo danh sách; Nếu nhà trường cử người theo phục vụ nấu ăn thì thanh toán bằng hình thức lập bảng kê tiền chợ.
– Tiền hỗ trợ xăng cho GV chở HS tham gia giải. Cách trụ sở làm việc dưới 15km. Khi thanh toán các khoản chi phí hỗ trợ tiền xăng, tiền công tác phí cho giáo viên, lập danh sách số người tham gia, tính thành tiền ký nhận;
– Chỉ chi tiền xăng cho GB, GV, NV không nằm trong danh sách khoán công tác phí hàng tháng theo quy định.
– Mua sắm quần áo bóng đá cho học sinh tùy theo tình hình thực tế dự chi từ 150.000đ đến 220.000đ/1 bộ
– Mua sắm các dụng cụ thể dục thể thao để tập luyện mức chi không quá 2.500.000 đ đến 3.000.000 đ/ năm học.
10.7. Chi phí hoạt động thể chất nằm trong tổng thể kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn, nhà trường chi mua sắm các trang thiết bị, vật dụng, dụng cụ để phục vụ cho các hoạt động nầy. Ngoài ra, nhà trường sẽ xin nguồn quỹ hội để hỗ trợ khoản chi phí trong quá trình luyện tập và dự thi của học sinh.
- 11. Chi xây dựng, sửa chữa, mua sắm, nâng cấp:
– Căn cứ nhu cầu xây dựng, mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ và tình trạng xuống cấp thực tế của tài sản, nhà trường tiến hành lập dự toán để tu sửa, mua sắm tài sản trong nguồn kinh phí cho phép.
– Nhà trường thành lập Hội đồng mua sắm, xây dựng, sửa chữa để quản lý, giám sát việc thực hiện của nhà trường nhằm tiết kiệm kinh phí, chống thất thoát tài chính trong việc thực hiện.
III. Các khoản chi khác:
- Chi tiền hiếu, hỷ
– Đám tang CBVC-NLĐ: 1.500.000 đ/người; đám tang vợ, chồng, con của CBVC-NLĐ: 1.000.000đ/người; đám tang tứ thân phụ mẫu của CBVC-NLĐ: 700.000đ/người; không bao gồm lễ vật.
– Quà đám cưới CBVC-NLĐ: 500.000 đ/người; quà CBVC-NLĐ nghỉ hưu: từ 500.000đ/người; quà CBVC-NLĐ chuyển trường: 300.000 đồng/người;
– Thăm đau cho CBVC-NLĐ (có hồ sơ nằm viện) không quá 400.000đ/lần; thăm đau chồng, vợ, con của CBVC-NLĐ không quá 300.000đ/năm; thăm đau tứ thân phụ mẫu không quá 200.000đ/năm;
– Tang hiếu những người có quan hệ công tác mật thiết với đơn vị không quá 700.000đ/lần không bao gồm lễ vật.
2.Thanh toán các khoản chi khác: (Mục 7750)
– Tiếp khách: Chỉ áp dụng cho sử dụng trà, nước uống và ăn trưa (nếu có) nhưng không quá 200.000 đ/suất/ngày;
– Tiếp khách: chi theo Nghị quyết 07B
– Chi mua cây cảnh lấy bóng mát trồng sân TDTT chi theo thực tế, theo sơ đồ bố trí hợp lý.
– Chi cho công tác kiểm kê tài sản trong nhà trường, mỗi năm tổ chức 2 đợt kiểm kê vào thời điểm 31/5 và 31/12 hàng năm. Số tiền bồi dưỡng cho các bộ phận trực tiếp tham gia kiểm kê từ 100.000đ đến 150.000đ/đợt.
– Chi trang trí hội nghị và các sự kiện lớn của nhà trường (bao gồm trang trí trong hội trường, cổng trường, sân khấu….) tùy theo thực tế khi tổ chức nhưng không quá 1.500.000 đồng/ sự kiện
– Âm thanh phục vụ các hội nghị, hoạt động ngoại khóa, sự kiện… theo thực tế của công việc nhưng không quá 2.500.000 đ/1 lần.
– Cơ sở chi: Hiệu trưởng ra quyết định dựa đề xuất do các ban ngành đề nghị.
- 3. Chi phúc lợi và thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động:
- a) Các khoản phúc lợi:
– Tết Nguyên đán không quá 500.000đ/người;
– Chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5, Giỗ Tổ Hùng vương 10/3/AL, Quốc khánh 02/9, Tết Dương lịch 01/01 không quá 200.000đ/người;
– Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá 500.000đ/người.
- b) Thu nhập tăng thêm: Căn cứ tình hình kinh phí, khả năng tiết kiệm các khoản chi trong năm, nhà trường thống nhất với công đoàn quyết định mức chi tăng thêm cho CBVC-NLĐ vào cuối năm hành chính. Sau khi chi xong các khoản theo quy định, cuối năm tài chính số tiền tiết kiệm được, số còn lại được trích lập chi thu nhập tăng thêm. Việc chi thu nhập tăng thêm cho từng cá nhân dựa vào kết quả đánh giá viên chức cuối năm học trong năm hành chính và theo thứ tự như sau:
– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Bằng 100% hệ số điều chỉnh tăng thêm;
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Bằng 95% hệ số điều chỉnh tăng thêm;
– Hoàn thành nhiệm vụ: Bằng 90% hệ số điều chỉnh tăng thêm;
* Chú thích:
– Những cá nhân không được hưởng thu nhập tăng thêm: Đánh giá viên chức là không hoàn thành nhiệm vụ; bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên; nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân; giáo viên, nhân viên là hợp đồng thỉnh giảng, theo thời vụ.
– Từ 01/6 đến 31/12 của năm đó, nhà trường sẽ xem xét các CBVC-NLĐ làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường, đạo đức nhà giáo và các trường hợp khác để giảm mức chi thu nhập tăng thêm xuống dưới 90% hệ số điều chỉnh tăng thêm. CBVC-NLĐ không được nhà đánh giá viên chức (hoặc mới chuyển về), chỉ được ghi nhận ở mức hoàn thành nhiệm vụ.
– Do kinh phí được cấp theo năm tài chính, bắt đầu từ tháng 01/01 và kết thúc vào 31/12 trong năm, vì vậy CBVC-NLĐ có mặt ở trường từ thời điểm nào thì sẽ được hưởng quyền lợi tại thời điểm đó.
PHẦN II.
QUY CHẾ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG.
Điều 8. Quy định chung:
Việc quản lý, sử dụng tài sản phải theo qui định của pháp luật. Mọi tài sản trong nhà trường nói chung phải được CBVC-NLĐ sử dụng đúng mục đích, phát huy tốt nhất hiệu quả sử dụng trên tinh thần triệt để tiết kiệm.
Điều 9. Trách nhiệm các bộ phận và CBVC-NLĐ trong đơn vị:
– Các bộ phận thiết bị, thư viện, văn thư, bảo vệ, kế toán, … đều xây dựng qui chế riêng cho việc sử dụng tài sản trong phạm vi quản lý của bộ phận mình phụ trách. Thông qua hai đợt kiểm kê trong năm học có đánh giá cụ thể trước hội đồng kiểm kê về tình hình sử dụng tài sản của bộ phận mình phụ trách. Tham mưu với lãnh đạo trường những biện pháp tích cực để tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí.
– Tất cả CBVC-NLĐ khi sử dụng tài sản đều phải chấp hành nội qui sử dụng tài sản của bộ phận quản lý tài sản.
– Người không có nhiệm vụ không được tự ý sử dụng tài sản. Trường hợp cần thiết, chỉ được sử dụng tài sản khi có sự đồng ý của lãnh đạo trường.
– Nhân viên bảo vệ, văn phòng có trách nhiệm kiểm tra và phát hiện kịp thời những sai phạm trong việc sử dụng điện, sử dụng các tài sản thiết bị khác để có biện pháp khắc phục, đồng thời có báo cáo với lãnh đạo trường.
– Mọi CBVC-NLĐ và học sinh đều tham gia bảo vệ và góp phần tuyên truyền ý thức bảo vệ tài sản công trong tập thể giáo viên và học sinh.
Điều 10. Việc sử dụng các tài sản chuyên dụng:
Các bộ phận quản lý tài sản khi cho CBVC-NLĐ mượn tài sản để sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học đều phải thể hiện việc ký mượn, ký trả qua sổ sách để tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản.
Điều 11. Quản lý tài sản phục vụ công tác hành chính, chuyên môn, VPP:
Không sử dụng tài sản máy vi tính, máy in, máy scan, máy điện thoại, VPP… vào mục đích riêng tư cá nhân. Người được giao sử dụng có trách nhiệm bảo quản máy móc thiết bị, sử dụng đúng mục đích được giao nếu bị hư hỏng đề nghị sửa chữa thì phải lập biên bản sửa chữa có chữ ký của các thành viên như thanh tra nhân dân, kế toán, người sử dụng, thủ trưởng đơn vị rồi đề nghị sửa chữa. Trường hợp tài sản thiết bị bị hư hỏng do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân phải bồi thường; triệt để thực hiện tiết kiệm văn phòng phẩm.
Điều 12. Sử dụng điện- thiết bị điện:
Tất cả CBVC-NLĐ và học sinh đều phải có ý thức tiết kiệm, an toàn về điện khi sử dụng đèn, quạt, máy bơm nước…Chú ý tắt đèn, quạt trước khi ra khỏi phòng, khi không có nhu cầu sử dụng, phấn đấu giảm chi phí sử dụng điện theo qui định của đơn vị.
PHẦN III.
TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN
Điều 13: Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ có tính pháp lý dùng để điều chỉnh các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của trường, đảm bảo về mặt tài chính đúng theo quy định hiện hành.
Điều 14: Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 và có sự điều chỉnh bổ sung hằng năm. Những nội dung không quy định trong quy chế này thì được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN
Lê Văn Hùng |
Kế Toán
Đỗ Thị Hiền |
HIỆU TRƯỞNG
Trương Ngọc Thu |